Với tính năng tiện lợi vì đặc tính bền, nhẹ, dễ sử dụng và giá cả thấp, cốc nhựa dùng một lần đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng ở cả Việt Nam và thế giới. Đây thường là vật dụng không thể thiếu tại các cửa hàng ăn nhanh, các buổi dã ngoại…
Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, nhựa Polystyrene khi gặp nhiệt độ cao có thể giải phóng ra chất Styrene vô cùng độc hại. Chất này rất dễ xâm nhập vào cơ thể, có thể gây ung thư, phá hủy DNA trong cơ thể người, rối loạn hệ thần kinh…
Nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới việc tẩy chay đồ nhựa dùng một lần nói chung và cốc nhựa dùng một lần nói riêng, có thể kể đến các nước như Pháp, Mỹ, Canada. Trong số đó, Pháp là quốc gia đầu tiên cho ra đời luật cấm tất cả cốc, dao, chén, muỗng…sử dụng một lần làm bằng nhựa. Từ năm 2020, luật này của Pháp sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Mới đây, để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác nhựa, chính phủ Scotland đã ra lệnh cấm dùng các loại cốc uống cà phê một lần tại các tòa nhà làm việc của chính phủ nước này. Theo đài BBC, kể từ ngày 4/6, mọi đồ uống nóng tại các tòa nhà chính phủ Scotland sẽ phải được phục vụ trong các cốc tách có thể tái sử dụng
Để giải quyết dần vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, chính phủ Scotland cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng các loại cốc uống cà phê một lần tại các tòa nhà làm việc của chính phủ. Đài BBC cũng cho biết, mọi đồ uống nóng tại các tòa nhà này phải được phục vụ trong các loại cốc có thể tái sử dụng được.
Cốc nhựa dùng một lần vẫn được sử dụng tràn lan ở Việt Nam
Dù đã được truyền thông rất nhiều về tác hại nghiêm trọng của các sản phẩm nhựa dùng một lần, nhưng cốc nhựa dùng một lần vẫn được sử dụng tràn lan tại Việt Nam. Đặc biệt, vào mùa hè, số lượng tiêu thụ cốc nhựa dùng một lần tăng gấp 5 lần.
Vấn đề nghiêm trọng là các sản phẩm này đều thiếu thông tin về cơ sở sản xuất, chất lượng và hướng dẫn cách sử dụng.