Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức “BÁO ĐỘNG”

27/04/2020

Ô nhiễm rác thải nhựa đang là một trong những nỗi lo của toàn cầu. Đặc biệt là khi thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động cao. Vậy mức báo động là như thế nào, cần hành động gì để xử lý kịp thời? Hãy cùng An Phát Holdings tìm hiểu ngay bây giờ!

1. Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa và các con số đáng báo động

1.1. Thống kê về thực trạng rác thải nhựa trên toàn thế giới

Minh chứng rõ ràng nhất về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang được thể hiện qua những con số thống kê: 

  • Lượng tiêu thụ đồ nhựa của cả thế giới: Thống kê của WHO cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng…  Chưa kể đến các loại sản phẩm làm từ nhựa khác như: đồ dùng, bàn, ghế, tã, đồ chơi…
  • Lượng rác thải đổ ra môi trường: Đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển. Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy còn dự báo là tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa.
  • Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt: Trong 50 năm qua lượng nhựa được sử dụng tăng 20 lần, dự báo có thể gấp đôi trong 20 năm nữa. 

Những con số khổng lồ này chắc hẳn sẽ khiến bạn giật mình? 

Đặc biệt là khi mà rác thải nhựa là loại rác thải khó phân hủy, vì thế chúng đang là sức ép không hề nhỏ đối với việc xử lý rác của các quốc gia trên thế giới.

1.2. Thực trạng xử lý rác thải nhựa không đáp ứng kịp mức độ tiêu thủ

Thống kê từ các tổ chức như WHO, EPA cho thấy trong số 6,3 tỉ tấn là rác thải nhựa đang tồn tại trong môi trường thì chỉ có: 

  • 9% rác thải nhựa được tái chế
  • 12% rác thải nhựa được đốt
  • 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển. 

Dự báo năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp hoặc xả thẳng ra đại dương. 

Con số này đang cho thấy việc xử lý, tái chế rác thải nhựa chưa mang lại hiệu quả cao. Chính thực trạng này đã khiến việc ô nhiễm rác thải nhựa trở nên báo động trên toàn cầu.

Rác thải được đưa ra môi trường ngày càng nhiều và đang ở mức báo động
Rác thải được đưa ra môi trường ngày càng nhiều và đang ở mức báo động

1.3. Quốc gia nào xả nhiều rác thải nhựa nhất hiện nay?

Hiện chưa có thống kê nào về tổng số lượng rác thải nhựa mỗi quốc gia thải ra môi trường. Tuy nhiên một báo cáo cơ quan môi trường EPA (Mỹ) đã thống kế được số lượng rác thải nhựa mỗi quốc gia thải ra biển. 

Đây cũng là con số mà bạn đọc có thể tham khảo, từ đó nhìn được phần nào thực trạng hiện tại của các quốc gia trên thế giới. 

Cụ thể, Trung Quốc và Indonesia lần lượt là 2 quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất hiện nay với 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm. Việt Nam hiện đứng thứ 4 sau Philippines với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. 

Top 12 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới
Top 12 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới

2. Cần làm gì trước thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đáng báo động như hiện nay

Bạn có biết rằng: “Một chiếc túi nilon cần 5 giây để sản xuất, 1 giây để vứt bỏ nhưng cần 500 – 1000 năm để phân huỷ”? 

Chính khả năng khó phân hủy của nhựa kết hợp với thực trạng tiêu thụ tăng cao, xử lý rác thải nhựa chưa hiệu quả đã khiến cho ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động. 

Hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ chính chúng ta
Hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ chính chúng ta

Và để bảo vệ chính chúng ta và cả môi trường sống thì mỗi chúng ta phải hạn chế lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngay bằng cách:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng khi không còn biện pháp thay thế nào khác.
  • Để rác thải nhựa vào đúng nơi quy định, đúng điểm thu gom, tránh vứt bừa bãi.
  • Phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn để việc thu gom, xử lý và tái chế hiệu quả hơn. 
  • Thay vào đó hãy dùng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như: túi vải, đồ bằng sứ, gỗ, thủy tinh… 
  • Hoặc sử dụng các sản phẩm có thể phân hủy sinh học hoàn toàn như sản phẩm của AnEco.

Sản phẩm sinh hcj phân huỷ hoàn toàn AnEco

Mọi sản phẩm của AnEco như dao, thìa, dĩa, ống hút… đều có nguồn gốc từ tinh bột ngô và vật liệu phân hủy sinh học nên có thời gian phân hủy ngắn. Chỉ trong 6 – 12 tháng trong điều kiện chôn ủ phù hợp, sản phẩm sẽ phân hủy hoàn toàn thành CO2, H20 và mùn sinh học. 

Vì thế, đây là sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Mọi sản phẩm của AnEco đều đạt chứng nhận OK Compost Home, OK Compost Industrial của TUV về khả năng phân huỷ hoàn toàn
Mọi sản phẩm của AnEco đều đạt chứng nhận OK Compost Home, OK Compost Industrial của TUV về khả năng phân huỷ hoàn toàn

Để biết thêm thông tin về sản phẩm sinh học phân huỷ của AnEco, bạn có thể truy cập vào website: https://aneco.com.vn/ hoặc gọi điện đến hotline: 02432.669.600 để được tư vấn kịp thời.

Chúng tôi tin rằng sau khi đọc xong nội dung bài viết bạn đọc đã hiểu rõ về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay. Từ đó nhận thức được mối nguy đáng báo động này và thay đổi chính mình ngay từ hôm nay để có một thế giới không rác thải nhựa

5/5 - (1 bình chọn)