Ngư cụ có khả năng phân hủy sinh học – giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

08/06/2021

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đang ngày càng nghiêm trọng, sự gia tăng của nhựa đại dương trở thành mối quan tâm toàn cầu. Những sản phẩm như lưới và các thiết bị đánh cá ngày càng bị coi là thủ phạm chính. Vì thế, việc nghiên cứu và sản xuất ngư cụ thân thiện với môi trường được kỳ vọng sẽ mang lại giải pháp giúp giảm thiểu vấn đề về rác thải nhựa đại dương.

Ngư cụ – Tác nhân gây ô nhiễm biển

Việt Nam là nước đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa với tổng lượng rác thải nhựa ra đại dương ước tính từ 0.28 đến 0.73 triệu tấn mỗi năm (Jambeck, 2015). Rác thải nhựa đang gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng cho các loài sinh vật biển. Khoảng 70% nhựa mảnh lớn trên biển và 46% Đảo rác lớn Thái Bình Dương được hình thành từ các ngư cụ (Greenpeace, 2019). Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính trên thế giới mỗi năm có khoảng 640.000 tấn ngư cụ bị bỏ lại trên biển.

Lưới đánh cá bị vứt bỏ gây nguy hại cho các sinh vật biển
Lưới đánh cá bị vứt bỏ gây nguy hại cho các sinh vật biển

Theo một báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), ngư cụ bị mất và bị bỏ lại đang là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm mảnh nhựa lớn ở đại dương và khiến sinh vật biển bị tổn hại. Hơn 640.000 tấn lưới, dây thừng, chậu và bẫy được sử dụng trong đánh bắt cá thương mại bị đổ và vứt bỏ trên biển mỗi năm, tương đương với trọng lượng với 55.000 xe buýt hai tầng.

Báo cáo cho biết, ngư cụ bị bỏ rơi đặc biệt nguy hiểm. Lưới và dây thừng có thể là mối đe dọa đối với động vật hoang dã trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, bao gồm mọi loài sinh vật biển, từ cá nhỏ và động vật giáp xác, đến rùa, chim biển và cả cá voi.

Giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

Từ năm 2002, Hàn Quốc đã bắt đầu phát triển và cung cấp ngư cụ có khả năng phân hủy sinh học theo chỉ đạo của Viện Khoa học và Đánh bắt thủy sản Quốc gia NIFS (National Institute of Fisheries Science). AnKor Bioplastics, một thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings, đã tham gia nghiên cứu và phát triển ra các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngư cụ như lưới đánh cá có khả năng phân hủy sinh học.

An Phát Holdings thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của ngư cụ trong môi trường nước biển
An Phát Holdings thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của ngư cụ trong môi trường nước biển

Trên nền tảng đó, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, Tập đoàn An Phát Holdings hiện đã sản xuất thành công và thương mại các loại ngư cụ phân hủy sinh học hoàn toàn như lưới đánh cá, bẫy cá… Các ngư cụ này có nguyên liệu được phối trộn từ các thành phần: PBS, PBAT và một số vật liệu, phụ gia khác có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.

Ưu điểm của sản phẩm là có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường nước biển, đáy biển nhờ tác động của các vi sinh vật. Quá trình phân hủy không tạo ra chất gây hại cho môi trường, thời gian phân hủy ngắn hơn các sản phẩm ngư cụ truyền thống.

Bên cạnh đó, theo các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài môi trường thực tế, các sản phẩm ngư cụ “xanh” do Tập đoàn sản xuất có tính chất lý hóa và khả năng đánh bắt thủy sản tương đương ngư cụ thông thường trên thị trường. Nhờ những ưu điểm đó, các ngư cụ phân hủy sinh học của An Phát Holdings đã được thị trường đón nhận và đặc biệt là sản phẩm lưới đánh cá được xuất khẩu đến nhiều nước lớn như Châu Âu, Mỹ…

Sản phẩm lưới đánh cá phân hủy sinh học của Tập đoàn An Phát Holdings
Sản phẩm lưới đánh cá phân hủy sinh học của Tập đoàn An Phát Holdings

Với định hướng nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phục vụ mọi lĩnh vực đời sống, ngoài mặt hàng tiêu dùng như các loại túi, dao, thìa, dĩa, ống hút, găng tay sinh học… thì các ngư cụ hay màng phủ nông nghiệp có khả năng phân hủy sinh học là bước tiến quan trọng trong chặng đường phát triển mảng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của Tập đoàn. Hi vọng rằng, trong thời gian tới, các sản phẩm tiện ích này sẽ được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam và thế giới.

1/5 - (1 bình chọn)